CAEP Participants
Đăng ký cộng tác viên!!!

Vừa học vừa làm Nhật Bản

Những điều cần biết khi đi du học Nhật Bản (Phần 2)


Đăng lúc: 2015-04-08 10:32:08 - Người đăng bài viết: - Đã Đọc: 2920

4. Thủ tục sang Nhật để dự thi
Nếu bạn sang Nhật để dự thi thì cần giấy báo dự thi của trường bạn mang giấy đó đến đại sứ quán hay lãnh sự quán để xin Visa “cư trú ngắn hạn”.
Thời gian cư trú là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày, trong khoảng thời gian này hoàn tất thủ tục nhập học với trường. Bạn có thể làm thủ tục đề nghị đổi Visa và được cấp lại giấy chứng nhận tư cách lưu trú mới phù hợp.
5. Bảo lãnh nhập cảnh
Năm 1996 đã bỏ điều luật quy định nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu du học sinh không có đủ khả năng trang trải toàn bộ chi phí, du học sinh vẫn cần người đứng ra nhận tài trợ trong thời gian du học Nhật Bản. Du học sinh cũng cần có người bảo lãnh để nhập học.
6. Đăng ký ngoại kiều
Người nước ngoài có ý định cư trú tại Nhật trên 90 ngày, thì trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật sẽ phải xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều.
è Thủ tục đăng ký:
Điền vào tờ “Xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều”, nộp kèm theo hộ chiếu 2 ảnh cho chinsnh quyền địa phương nơi mình cư trú. Về nguyên tắc người đó phải đích thân đi nộp.
è Mang thẻ theo người, nghĩa vụ nộp lại
Đúng ngày hẹn phải đến nhận “Thẻ đăng ký ngoại kiều”. Sau khi bạn làm đơn xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều, bạn phải đến nhận thẻ theo thời hạn quy định trong thông báo. Bạn phải luôn mang thẻ theo người và phải xuất trình thẻ khi được cảnh sát, cán bộ cửa khẩu … yêu cầu. Ngoại trừ trường hợp được phép tái nhập cảnh., khi rời Nhật bản bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ cho cán bộ cửa khẩu tại sân bay.
7. Giấy chứng nhận tư cách làm thêm
Theo học các trường của Nhật, du học sinh có Visa với tư cách “Du học” hay “Đi học” cũng không được chấp nhận đi làm thêm. Nếu muốn đi làm thêm, du học sinh phải xin giấy đồng ý của trường đang theo học, và mang giấy đó đến Cục quản lý nhập cảnh xin “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cao học, trường dạy nghề đang tìm việc và có Visa “Cư trú ngắn hạn” cũng có thể xin giấy chứng giấy chứng nhận tư cách làm thêm.
8. Thủ tục về nước tạm thời
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Nên chú ý, nếu không xin giấy phép trước khi rời Nhật bản, bạn sẽ không thể xin lại Visa ở nước ngoài.
9. Gia hạn thời gian cư trú
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 2 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.
10. Thay đổi tư cách lưu trú
Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài hoạt động quy định mà được phép hoạt động, phải được Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách tạm trú khác.
Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách cư trú được phép hoạt động, sẽ bị phạt và trục xuất về nước.
11. Hủy bỏ tư cách lưu trú
Từ ngày 2 tháng 12 năm 2004, có chế độ hủy bỏ tư cách lưu trú. Nếu người làm thủ tục xin Visa khai sai lý lịch cá nhân và nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị hủy bỏ tư cách lưu trú.
Sauk hi được cấp tư cách lưu trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật thì tư cách lưu trú sẽ bị hủy bỏ.(trừ những trường hợp có lý do chính đáng)
12. Mời người thân sang Nhật
Du học sinh có visa “Du học”, thì có thể mời vợ, chồng hoặc người thân sang Nhật với Visa “đoàn tụ gia đình”, thời gian cư trú là 1 năm hoặc 2 năm. Nếu đã có gia đình thì tốt nhất nên làm giấy mời sau khi đã quen với cuộc sống gia đình, và chuẩn bị tốt về mặt kinh tế.
Bạn hãy lưu ý: nếu gia đình bạn sang Nhật với Visa “cư trú ngắn hạn” hay còn là visa “du lịch”, thì sau đó sẽ rất khó đổi sang Visa “đoàn tụ gia đình” trên lãnh thổ Nhật Bản.
Cuộc sống tại Nhật Bản
Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu? Làm thêm có vất vẻ lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không? Hết điều này đến điều khác phải lo lắng! Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.
(Còn nữa)

Tác giả bài viết: Hà Việt
Nguồn tin: TT ĐTQT
Hotline
PGS.TS. Hoàng Thị Bích Thảo (Giám Đốc)
0974 408 029
Mrs. Loi
0988147566
Mrs. Huyền
0984412566
Các trường Nhật Ngữ liên kết
Tư vấn online: 0985 535 635/ 0974 408 029