CAEP Participants
Đăng ký cộng tác viên!!!

Du học và việc làm Đài Loan

Tìm hiểu kì thi Năng lực Hoa ngữ TOCFL


Đăng lúc: 2016-03-13 14:01:11 - Người đăng bài viết: Mai Thu - Đã Đọc: 2112
Kỳ thi năng lực Hoa ngữ là bộ đề thi được nghiên cứu dành cho những người sử dụng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hoa, được xây dựng từ tháng 8 năm 2001, do ba đơn vị nghiên cứu: Trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan cùng nghiên cứu phát triển.
1/ Giới thiệu tổ chức

“Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ Quốc gia” (gọi tắc là Ủy ban Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ), được chính thức thành lập vào tháng 11 năm 2005, là tổ chức do Bộ Giáo dục Đài Loan quyết định thành lập và đầu tư kinh phí, là đơn vị chuyên nghiên cứu và thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ, nhằm mục đích nghiên cứu và thúc đẩy các kỳ thi tiếng Hoa tại nước ngoài, cũng như đáp ứng trào lưu học tiếng Hoa trên thế giới.

Nhiệm vụ chính của Ủy ban Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ

  • Biên soạn nội dung của Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ
  • Phát triển kho đề thi Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ
  • Nghiên cứu và phát triển hệ thống thi bằng máy vi tính
  • Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ tại nước ngoài
  • Đẩy mạnh sự giao lưu hợp tác của Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ trên thế giới 
2/ Giới thiệu Kỳ thi

Kỳ thi năng lực Hoa ngữ là bộ đề thi được nghiên cứu dành cho những người sử dụng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hoa, được xây dựng từ tháng 8 năm 2001, do ba đơn vị nghiên cứu: Trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan cùng nghiên cứu phát triển. Từ tháng 12 năm 2003 Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ chính thức đưa vào thi cử, và đến nay thí sinh đăng ký dự thi đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới. Để Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ có thể tiến gần đến với tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc tế, để là công cụ đánh giá quốc tế giúp thí sinh đánh giá được năng lực ngoại ngữ của chính mình, từ năm 2008, Ủy ban Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ đã tích cực nghiên cứu Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ phiên bản mới và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2013.

Phiên bản mới Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ được chia thành 3 bang 6 cấp. Mỗi lần có thể đăng ký 1 bang bao gồm 2 cấp:

Band A: Cấp 1 (Cấp Nhập môn)

              Cấp 2 (Cấp Căn bản)

Band B: Cấp 3 (Cấp Tiến cấp)

              Cấp 4 (Cấp Cao cấp)

Band C: Cấp 5 (Cấp Lưu Loát)

              Cấp 6 (Cấp Tinh thông)

Mỗi bang bao gồm trắc nghiệm nghe và đọc hiểu, mỗi Bang có 100 câu trắc nghiệm, thời gian thi của mỗi Bang là 120 phút. Thí sinh có thể căn cứ vào tình hình học tiếng Hoa cũng như năng lực tiếng Hoa của mình mà lựa chọn cấp thi thích hợp. Thí sinh có thể lựa chọn thi chữ “Phồn thể” hoặc chữ “Giản thể”.

3/ Mục đích sử dụng

Thí sinh sau khi thi xong kỳ thi này, bảng điểm do Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi năng lực Hoa ngữ cấp, nếu điểm thi đạt được cấp độ qui định, Chứng chỉ do Bộ giáo dục Đài Loan cấp, bảng điểm và chứng chỉ này có thể sử dụng với mục đích:

  • Chứng minh năng lực tiếng Hoa khi các doanh nghiệp tuyển dụng.
  • Là tiêu chuẩn tham khảo để doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên.
  • Là tiêu chuẩn tham khảo khi các trường Đại học đài Loan chiêu sinh sinh viên
  • Là tiêu chuẩn tham khảo được sử dụng trong các môn học tiếng Hoa của “Hiệp hội chiêu sinh nước ngoài”.
  • Chứng minh năng lực ngoại ngữ khi xin học và xin học bổng các trường Đại học Đài Loan.
  • Chứng minh năng lực ngoại ngữ khi xin “Học bổng Đài Loan” và “Học bổng tiếng Hoa của Bộ Giáo dục”

Bắt đầu từ năm 2012, sinh viên Việt Nam chuẩn bị sang Đài Loan du học, khi xin visa, sinh viên nộp chứng chỉ Năng lực Hoa ngữ hoặc chứng chỉ Anh ngữ quốc tế. Sinh viên học các chương trình học vị bằng tiếng Hoa nên nộp chứng chỉ cấp 2 (cấp Căn bản) trở lên, sinh viên chuẩn bị theo học các  “lớp chiêu sinh sinh viên nước ngoài” nên nộp chứng chỉ cấp 1 (cấp Nhập môn) trở lên, sinh viên theo học tiếng Hoa tại các trung tâm tiếng Hoa của các trường Đại học Đài Loan, nên có chứng chỉ cấp 1(cấp Nhập môn) trở lên hoặc chứng chỉ Anh ngữ quốc tế, có thể tham khảo thêm quy định về visa.

4/ Đối tượng dự thi

Thích hợp đối với những người tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hoa. Bất kể khi nào muốn kiểm tra trình độ tiếng Hoa của mình, hoặc muốn đi du học, đi làm hoặc giao dịch thương mại tại những nước sử dụng tiếng Hoa, đều có thể đăng ký tham gia.

Band

Phân cấp

Đối chiếu CEFR

Số giờ đã học

Vốn từ vựng

Band A

Cấp 1

A1

120-240 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

500 từ

240-480 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

Cấp 2

A2

240-360 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

1000 từ

480-720 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

Band B

Cấp 3

B1

360-480 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

2500 từ

720-960 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

Cấp 4

B2

480-960 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

5000 từ

960-1920 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

Band C

Cấp 5

C1

960-1920 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

8000 từ

1920-3840 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

Cấp 6

C2

960-1920 giờ học tại những nước sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính

8000 từ trở lên

Từ 3840 giờ trở lên học tại những nước sử dụng tiếng Hoa không phải là ngôn ngữ chính

Lưu ý: CEFR- Khung năng lực ngoại ngữ chung do cơ quan khảo thí đại học Cambridge và Hội đồng Châu Âu.

5/ Hình thức thi 

a) TOCFL Nghe

Cấp thi

Xem tranh trả lời câu hỏi

Đối thoại

Đoạn văn

Thời gian thi

Đối thoại ngắn

Đối thoại dài

Band A (Cấp 1, 2)

25 câu

15 câu

10 câu

Khoảng 60 phút

Band B (Cấp 3, 4)

30 câu

20 câu

Khoảng 60 phút

Band C (Cấp 5,6)

25 câu

25 câu

Khoảng 60 phút

b) TOCFL Đọc hiểu

Cấp thi

Câu đơn

Xem tranh giải thích

Hoàn thành đọan văn

Điền vào chỗ trống

Đọc hiểu đoạn văn

Thời gian thi

Band A (Cấp 1, 2)

20 câu

15 câu

5 câu

10 câu

60 phút

Band B (Cấp 3, 4)

15 câu

35 câu

60 phút

Band C (Cấp 5,6)

15 câu

35 câu

60 phút

6/ Kết quả thi

Kết quả kiểm tra áp dụng điểm số thước đo thang điểm, kết quả kiểm tra của phần nghe và đọc hiểu mỗi phần điểm tối đa là 80 điểm. Bắt đầu từ năm 2013, Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ áp dụng cách tính điểm theo mức thang và kết quả mức điểm chuẩn làm cơ sở cho việc xét bậc. Thước đo thang điểm được xác lập dựa trên mô hình”Rasch” trong lý luận phản ứng với đề thi, đồng thời căn cứ theo độ khó của đề thi và số câu mà thí sinh trả lời đúng. Thí sinh có càng nhiều câu trả lời đúng, thì điểm số ghi theo thước đo thang điểm sẽ càng cao. So với cách tính điểm trước đây, thì các tính điểm theo thước đo thang điểm không bị ảnh hưởng bởi mức độ khó của đề thi, nên kết quả khách quan hơn.

Bảng điểm thành tích thông qua của kỳ thi

Cấp thi

Điểm số thông qua

Nghe

Đọc hiểu

Tổng cộng

Band A

Cấp 1

41 điểm

42 điểm

83 điểm

 

Cấp 2

60 điểm

60 điểm

120 điểm

Band B

Cấp 3

46 điểm

48 điểm

94 điểm

 

Cấp 4

61 điểm

64 điểm

125 điểm

Band C

Cấp 5

50 điểm

52 điểm

102 điểm

 

Cấp 6

61 điểm

69 điểm

130 điểm

 7/ Địa điểm thi

Kỳ thi năng lực Hoa ngữ (TOCFL) định kỳ tổ chức tại Đài Loan một năm hai lần, vào thứ bảy tuần đầu tiên của tháng 5 và tháng 11, hiện tại ở miền Bắc, Trung, Nam của Đài Loan đều có điểm thi.

Tại nước ngoài, hiện tại đã có tổ chức thi tại một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Maylaysia, Mỹ, Canada, Paraguay, Argentina, Anh, Pháp, Ba Lan, Đức, Thụy Sĩ, Nga, Australia, New Zealand, Thụy Điển, Áo, Bỉ. Tại Việt Nam hàng năm tổ chức thi định kỳ hai lần tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn tổ chức riêng cho các trường hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Muốn tổ chức thi riêng, trên nguyên tắc mỗi lần thi phải có ít nhất từ 35 thí sinh trở lên.

Địa điểm ghi danh và tổ chức thi tại Việt Nam

a/ Hà Nội: Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

b/ Đà Nẵng: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Ngọc, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

c/ Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm TPHCM

Địa chỉ: 280 An Dương Vương, Quận 5, TPHCM

Thông tin chi tiết xin mời liên hệ: Tầng 1, Bộ phận thực tập nghề và Du học – Trung tâm ĐT&PTQT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Hotline: 0914 598 895 – 0985 535 635 (chị Thu); Email: maithu812@tuaf.edu.vn để được tư vấn về Chương trình Du học Đài Loan.

 

Tác giả bài viết:
Nguồn tin: Mai Thu, TT ĐT&PTQT
Hotline
Ms. Mai Thu
0914 598 895
Mrs. Hoang Bich Thao
0974408029
Tư vấn online: 0985 535 635/ 0974 408 029